Định cư nước ngoài – đơn giản chỉ là du học hay đầu tư có lãi

Xu thế toàn cầu hóa khiến việc tiếp cận nguồn tri thức đương đại từ những nước phát triển trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Di chuyển, kinh doanh xuyên biên giới cũng như học tập từ những nền văn hóa khác nhau đã trở thành một nhu cầu thiết yếu đối với nhiều gia đình.

Kiến thức có được từ những nền giáo dục tiên tiến là một một tài sản quý giá. Ở Việt Nam, tấm bằng cử nhân hoặc thạc sĩ từ một trường đại học tại các quốc gia tiên tiến được coi như một “tấm hộ chiếu”, đảm bảo một vị trí tốt hơn trong sự nghiệp. Nhận thấy được nhu cầu đó, du học trở thành một hình thức đầu tư mới của những bậc phụ huynh mong muốn con cái định cư nước ngoài. Theo thống kê của Bộ giáo dục Quốc tế Canada, có khoảng 568,510 sinh viên châu Á theo học tại Mỹ. Con số này ở Canada là 177,000 sinh viên. Hơn nữa, Việt Nam đứng thứ 2 trong danh sách các quốc gia hàng đầu với tốc độ gia tăng số lượng sinh viên quốc tế cao nhất Canada, với mức tăng 16% trong năm 2014.

Tuy nhiên, định cư du học cũng là một hình thức định cư chứa đựng nhiều rủi ro. Đầu tiên, hình thức đầu tư du học không chỉ phụ thuộc vào người đầu tư mà còn phụ thuộc rất lớn vào đối tượng được đầu tư. Không phải đứa trẻ nào cũng có đủ khả năng học hỏi và thích nghi được với môi trường quốc tế. Nạn phân biệt chủng tộc, bắt nạt học đường, hay trầm cảm đều có thể xảy ra, đặc biệt đối với những đứa trẻ chưa bao giờ sống xa gia đình. Ngoài ra, du học cũng đòi hỏi số vốn tài chính lớn. Học phí cùng chi phí sinh hoạt đắt đỏ của các nước phát triển có thể lên đến vài chục ngàn đô la mỗi năm. Mức tăng học phí mỗi năm cũng như sự dao động của tỷ giá ngoại tệ cũng có thể làm tiền đầu tư phát sinh nhiều hơn dự kiến. Hình thức định cư du học còn phụ thuộc rất nhiều vào các chính sách định cư cũng như thị trường lao động của quốc gia sở tại.

Với số lượng sinh viên quốc tế ngày càng tăng ở các quốc gia phát triển, thị trường lao động

cũng trở nên bão hòa cùng với các yêu cầu về trình độ lao động càng ngày càng cao, dẫn đến việc nhiều sinh viên quốc tế sau khi tốt nghiệp không thể kiếm được công việc tại nơi mình theo học và phải trở về nước. Các sinh viên tìm được công việc cũng chỉ được cấp giấy phép làm việc trong một thời gian nhất định. Điều này khiến cho kế hoạch định cư bằng con đường du học thêm rủi ro bởi nó phụ thuộc hoàn toàn vào chính sách định cư của quốc gia sở tại.

Bên cạnh du học, hình thức đầu tư định cư cũng là một lựa chọn hấp dẫn, đặc biệt đối với các doanh nhân thành đạt có nhu cầu di chuyển liên tục. Với mức đầu tư nhất định vào các chương trình đầu tư nhập tịch, người đầu tư sẽ nhận được Thị thực thường trú vĩnh viễn hoặc Song tịch tùy theo chính sách của quốc gia định cư. Ưu điểm của các chương trình này là không chỉ người đầu tư chính mà cả gia đình cũng như con cái phụ thuộc đều có thể sinh sống, học tập và làm việc như người bản xứ. Nền giáo dục tiên tiến với mức học phí thấp hoặc miễn phí, hệ thống y tế hiện đại, và cơ sở vật chất tiên tiến là một trong những phúc lợi xã hội mà nhà đầu tư và gia đình nhận được khi họ sinh sống tại quốc gia định cư.

Chúng ta có thể kể ra đây một số chương trình đang rất được người Việt Nam quan tâm như chương trình EB-5 đầu tư nhập cư Mỹ, hay chương trình Start-Up visa dành cho doanh nhân khởi nghiệp tại Canada hay các chương trình song tịch của khu vực mới nổi Caribbean với ưu thế là thành viên của khối Schengen… Đặc biệt, nhà đầu tư có thể du lịch hoặc làm việc tại nhiều quốc gia trên thế giới mà không cần phải xin thị thực. Đây là một lợi thế đáng kể, đặc biệt là với các doanh nhân có nhu cầu di chuyển liên tục và kinh doanh xuyên biên giới. Đầu tư bằng hình thức nào cũng luôn chứa đựng nhiều rủi ro và mạo hiểm. Việc lựa chọn hình thức đầu tư nào cho phù hợp với nhu cầu và khả năng của mỗi gia đình là một vấn đề quan trọng cần được nhà đầu tư cân nhắc kỹ càng.

(Theo Luật sư Guillaume Matz–Công ty luật Harvey Law Group)

Bài viết khác

Đăng ký ngay để được
tư vấn hoàn toàn miễn phí