CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

CÂU HỎI THƯỜNG GẶP
VỀ DỊCH VỤ

HOLA có thế mạnh nhất trong tư vấn và xây dựng hồ sơ du học Mỹ, cụ thể là các trường đại học thứ hạng cao (TOP 100) tại Mỹ. Tiếp theo là các quốc gia Canada, Úc, Anh, Hà Lan, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc… HOLA hướng tới các trường có chương trình giảng dạy 100% bằng tiếng Anh tại các quốc gia phát triển.
Trong trường hợp học sinh và phụ huynh đang phân vân giữa nhiều quốc gia để du học, HOLA sẽ tư vấn, định hướng dựa trên sự phù hợp của hồ sơ và nguyện vọng của gia đình. Ngoài ra phương án học sinh thường lựa chọn là gửi hồ sơ tới Mỹ và thêm một số trường có thứ hạng cao tại quốc gia khác. Sau cùng sẽ lựa chọn trường dựa trên kết quả nhận được và định hướng của gia đình tại thời điểm đó.

HOLA xây dựng hồ sơ du học cho đối tượng từ lớp 9 cho tới các bậc học sau đại học, cụ thể:

Trung học Phổ thông (cấp 3 – từ lớp 9 trở lên): các trường nội trú (boarding schools) và bán trú ở cùng gia đình host (private day schools)

Đại học: cử nhân 4 năm (freshman) và chuyển tiếp (transfer)

Cao học: Tiến sĩ (PhD), Thạc sĩ (Master’s Degree), MBA, M.ed, MsC,…

Mỗi năm HOLA nhận giới hạn không quá 25 học viên cho kì gửi hồ sơ sớm ED1 để đảm bảo chất lượng hồ sơ và sự hỗ trợ tối ưu với từng học viên (tỷ lệ đỗ ED1 hàng năm của HOLA lên tới hơn 70%). Bên cạnh đó, HOLA có nhận thêm hồ sơ cho kì apply RD và ED2 (giới hạn không quá 10 học viên ). Với cam kết mỗi em học sinh đều sẽ được cá nhân hóa tối đa và xây dựng một bộ hồ sơ riêng biệt, team Tư vấn của HOLA làm việc kỹ lưỡng với từng em học sinh từ lúc bắt đầu apply cho tới khi nhận kết quả báo đỗ. Chính vì kỳ công như vậy nên HOLA chỉ có thể nhận được tối đa 25 em apply Mỹ mỗi năm. Bên cạnh đó, HOLA có nhận thêm hồ sơ cho kì apply RD và ED2 – giới hạn không quá 10 học viên, khi đã có một số lượng các bạn apply từ đầu màu đỗ kỳ ED. HOLA tự hào khi có tỷ lệ đỗ ED1 hàng năm từ 50 – 70%.

Bên cạnh thế mạnh về xây dựng hồ sơ du học, HOLA tự hào tiên phong về đào tạo các chứng chỉ học thuật theo hình thức E-learning. Tính đến nay các khóa học online (SAT, IELTS, TOEFL…) đã có hơn 5000 học viên từ khắp mọi nơi Việt Nam và quốc tế theo học.
Sau gần 6 năm phát triển các khóa học online, HOLA đang không ngừng hoàn thiện và cho ra đời các khóa học mới không chỉ nhằm hỗ trợ học sinh apply của trung tâm đạt mục tiêu về điểm số, mà còn mang lại những khóa học chất lượng với chi phí hợp lý và xóa tan mọi khoảng cách về vị trí địa lí.

Học sinh có thể lựa chọn hình thức làm việc offline trực tiếp tại trung tâm (cơ sở Hà Nội) hoặc online email, điện thoại, Zoom, Skype, Hangouts, Messenger, Google… Qua kinh nghiệm nhiều năm hướng dẫn học viên từ xa và ngay tại trung tâm, HOLA nhận thấy không có sự chênh lệch hiệu quả về hình thức làm việc. Vì vậy, HOLA khuyến khích để học viên chủ động lựa chọn hình thức làm việc sao cho thoải mái nhất, phù hợp nhất, hiệu quả nhất với mỗi cá nhân.

Trung tâm mong muốn mang lại những giá trị tốt nhất cho học sinh và hướng tới sự hỗ trợ tối ưu. Việc giới hạn số giờ làm việc có thể dẫn tới giới hạn về kết quả đạt được và sự không thoải mái trong phương pháp làm việc của hai bên. Vì vậy, HOLA hoan nghênh việc học sinh chia sẻ cởi mở, thậm chí chủ động hẹn lịch và chuyên gia của trung tâm sẽ luôn sát sao đồng hành cùng các em trong mọi công việc.

Mỗi học sinh là một câu chuyện, một khả năng và hoàn cảnh khác nhau. Có những học sinh đến với HOLA với những điểm số và giải thưởng ấn tượng, cũng có những học sinh chưa hề có gì trong hồ sơ. Nhưng ở HOLA không có sự phân biệt và các chuyên gia của trung tâm sẽ giúp em trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình. Đặc biệt, HOLA khuyến khích em bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân và chinh phục những thử thách khó.

Thị trường tư vấn du học ở Việt Nam vô cùng đa dạng để phụ huynh và học sinh có thể so sánh và lựa chọn địa chỉ phù hợp nhất. HOLA không khảo sát hay nắm rõ chi phí, dịch vụ của mỗi trung tâm. Tuy nhiên chi phí HOLA đề xuất là mức chi phí cạnh tranh so với mặt bằng chung và tương xứng với giá trị và chất lượng dịch vụ mà trung tâm mang lại cho học sinh và gia đình. HOLA không bao giờ có mức chi phí thấp hơn so với mức trung bình của thị trường.

Chuyên gia luận của HOLA đều là người Việt Nam nhưng có kinh nghiệm sinh sống, học tập và làm việc nhiều năm ở Mỹ. Các anh chị là những người vừa hiểu học sinh cũng như văn hóa và tâm lí chung của người Việt, vừa thấm nhuần văn phong, lối tư duy và cách sinh hoạt kiểu Mỹ. Điều này giúp đem lại cho bộ hồ sơ những lợi thế cạnh tranh, làm nên những bài luận xuất sắc chinh phục những nhà tuyển sinh khó tính nhất.
Bằng chứng sau nhiều năm hoạt động, HOLA thường nhận được những lá thư chấp nhận kèm lời khen trực tiếp về bài luận của học sinh, hay nhờ bài luận mà học sinh của HOLA dù có điểm số chưa thật sự xuất sắc nhưng vẫn được ghi danh vào những trường đại học có thứ hạng cao hay xin được mức học bổng kèm hỗ trợ tài chính dồi dào. Chính nhờ có sự hỗ trợ đắc lực từ bài luận mà HOLA đã giữ vững tỉ lệ hồ sơ thành công 100% từ những ngày đầu thành lập đến nay.

Hàng năm, HOLA luôn duy trì quỹ học bổng HOLA Scholarship để tạo điều kiện và khuyến khích các em học sinh. Nếu hồ sơ của học sinh có thành tích đặc biệt, có giải thưởng học thuật thành phố, quốc gia, quốc tế, hoặc có một tài năng nghệ thuật hoặc thể thao nổi bật, đam mê đóng góp cho cộng đồng thì đều có thể apply HOLA Scholarship này. Tuy nhiên, mọi học sinh khi đến với trung tâm đều nhận được sự hỗ trợ công bằng và không có sự phân biệt giữa học sinh giỏi và yếu kém.

HOLA có văn hóa tôn trọng học sinh và ý kiến của phụ huynh nhưng đồng thời cũng đưa ra những phương án tối ưu nhất cho hồ sơ của mỗi gia đình. Rất nhiều trường hợp các em học sinh và gia đình do chưa hiểu hết đặc thù của quá trình xây dựng hồ sơ du học nên có những hiểu nhầm trong việc apply như chọn trường, viết PS, cách thức làm việc của Hội đồng tuyển sinh… HOLA sẽ trao đổi thẳng thắn cũng như phân tích với gia đình và HOLA cũng rất mong nhận lại được sự lắng nghe, phản hồi tích cực và hợp tác từ phía gia đình. Bên cạnh đó, các em khi apply tại HOLA sẽ luôn được khuyến khích thử điều mới, thực hiện những ý tưởng của riêng mình và luôn được nói ra những điều mình mong muốn. Bên cạnh những giây phút làm việc nghiêm túc, đội ngũ tư vấn của HOLA cũng trẻ trung, thân thiện và luôn được các bạn từng apply nhận xét là như những người bạn thân để tâm sự các vấn đề về cuộc sống.

CÂU HỎI THƯỜNG GẶP
VỀ DU HỌC

Ở Mỹ có hai hệ thống trường đại học phổ biến là khối trường NU và LAC. Thông thường, tuỳ vào vị trí địa lí và chương trình đào tạo, chính sách của nhà trường, tổng chi phí cho tiền học tập và sinh hoạt sẽ dao động trong khoảng từ 55.000 USD đến mức 80.000 USD. Vì vậy, học sinh Việt Nam sẽ chuẩn bị hồ sơ để xin học bổng và hỗ trợ tài chính, tối thiểu khoảng 50% học phí. Học sinh HOLA thông thường sẽ xin được tối thiểu 80% học phí, sau học bổng dao động ở mức 25.000 USD – 30.000 USD. Cá biệt một số hồ sơ nổi bật có thể phải đóng sau học bổng từ 10.000 USD – 15.000 USD hay được học bổng fullride thì mức đóng của gia đình còn lại không đáng kể.

Phần lớn học sinh Việt Nam sẽ du học từ bậc đại học. Tuy nhiên nếu gia đình có tài chính đủ mạnh, có thể đi cùng con xuyên suốt lộ trình dài hơi đến các bậc học cao hơn thì hoàn toàn có thể cho con đi từ sớm.
Không quá nhiều sự khác biệt/ lợi thế khi gửi hồ sơ apply từ Mỹ hay Việt Nam. Tuy nhiên tồn tại một số điểm khác biệt nổi bật như:
– Bậc THPT Mỹ, học sinh có thể lựa chọn học và thi các môn AP ngay tại trường và sẽ được miễn học/ thi lại chứng chỉ này ở bậc đại học. Học sinh ở Việt Nam có thể học tại các trường quốc tế/ tự học/ tìm trung tâm học và thi nếu muốn.
– Ở Mỹ có counselor riêng là người chịu trách nhiệm tư vấn, hướng nghiệp/ hỗ trợ tư vấn apply đại học cho học sinh. Ở Việt Nam thì counselor được chỉ định là giáo viên chủ nhiệm.
– Học sinh học tại Mỹ tối thiểu 3 năm sẽ được miễn xét duyệt chứng chỉ IELTS khi apply đại học.

Với các bạn học sinh có quốc tịch Mỹ, khi apply quy trình của bộ hồ sơ không có gì khác biệt so với học sinh quốc tế. Sự khác biệt nằm ở phần kê khai tài chính và Visa. Thêm vào đó, các trường luôn có một tỷ lệ nhất định về số % học sinh quốc tế được nhận và thường là ít hơn nhiều so với % là học sinh bản địa. Do vậy quốc tịch Mỹ sẽ giúp hồ sơ tăng khả năng được nhận.

Trong trường hợp học sinh có sự chuẩn bị muộn hay đã gửi hồ sơ nhưng kết quả không như kì vọng, phương án gap year là một lựa chọn ổn. Tuy nhiên, để bộ hồ sơ gap year thuyết phục hội đồng tuyển sinh và có sức cạnh tranh với các hồ sơ apply thông thường, học sinh cần lên chiến lược bài bản và chăm chút hơn cho hồ sơ mới của mình. Ví dụ như thi thêm/ thi cải thiện điểm số SAT, IELTS.. tận dụng thời gian thời gian gap year để xây dựng và phát triển các hoạt động ngoại khóa, thể hiện cho ban tuyển sinh thấy sự nỗ lực bứt phá và hoàn thiện bản thân trong thời gian gap year…
Tại HOLA, một số trường hợp gapyear nhận được kết quả tốt hơn rất nhiều so với năm trước đó, và một số trường hợp gapyear 2 năm nhưng kết quả đạt được vẫn rất thành công. 

Một bộ hồ sơ apply đại học Mỹ lược gọn gồm 3 thành phần chính. Trong đó:

Phần 1 – Học thuật: gồm bảng điểm tổng kết của học sinh từ năm học lớp 9 10 11 (bắt buộc) – với học sinh gapyear cần thêm bảng điểm lớp 12 – bảng điểm thi tốt nghiệp – bằng tốt nghiệp, điểm thi chứng chỉ tiếng anh quốc tế IELTS/TOEFL (bắt buộc), SAT/ACT, AP, giải thưởng các kì thi về học thuật, chứng chỉ hoàn thành một số khoá học ngoài phạm vi nhà trường, đề tài nghiên cứu khoa học cá nhân.

Phần 2 – Bài luận apply: gồm bài luận chính (tối đa 650 từ) và bài luận phụ (tuỳ theo yêu cầu trường apply).

Phần 3 – Hoạt động ngoại khoá xã hội: rất đa dạng, một vài hoạt động tiêu biểu như học sinh tham gia dự án/ câu lạc bộ ngoại khoá tại trường, hoạt động thiện nguyện, thực tập sinh…
Như vậy sẽ có khá nhiều kĩ năng cũng như các yếu tố học thuật cần chuẩn bị và lên chiến lược dài hơi. Sự chuẩn bị càng sớm càng có lợi cho học sinh.

 

Hoàn toàn có thể. Hiện nay, khá nhiều trường đã đưa việc có điểm thi SAT là optional (không bắt buộc phải nộp). HOLA đã xây dựng rất nhiều hồ sơ du học dù không SAT/ACT vẫn đỗ các trường TOP như Rice University…
Tuy nhiên, nếu có sự chuẩn bị sớm, có năng lực học thuật và thời gian rèn luyện, HOLA khuyên học sinh nên thi SAT/ ACT. Bởi đây là điểm cộng lớn khi Hội đồng tuyển sinh cân nhắc các hồ sơ mạnh tương đương nhau, hay tấm bằng SAT/ACT sẽ giúp học sinh có những suất học bổng/ hỗ trợ tài chính cao hơn các thi sinh khác…

Để các em dễ hình dung, HOLA phân loại học bổng thành 3 loại chính: Merit Scholarship (học bổng thành tích), Need-based financial aid (hỗ trợ tài chính) và outside scholarship (các học bổng và hỗ trợ tài chính đến từ các nguồn khác không phải từ trường mà học sinh đang apply, VD: học bổng chính phủ,các tổ chức,…). Với mỗi loại học bổng, HOLA đều có lộ trình tư vấn và hướng dẫn để học sinh có thể xin được tối đa mức học bổng mong muốn.

Merit scholarship: từ kết quả học tập sẵn có của học sinh (GPA, điểm số,..), đưa ra định hướng phát triển bộ hồ sơ để làm nổi bật thành tích và dấu ấn cá nhân

Need-based financial aid: tính toán và tư vấn điền đơn xin hỗ trợ tài chính dựa trên tình hình tài chính riêng của mỗi gia đình

Outside scholarship: hướng dẫn học sinh tìm kiếm các nguồn học bổng từ các tổ chức bên ngoài để tăng thêm nguồn hỗ trợ tài chính đi học

Em hoàn toàn có thể apply trực tiếp lên các chương trình đào tạo tiến sĩ ngay khi tốt nghiệp đại học. Vậy nên 4 năm đại học sẽ là những năm tháng nền tảng để xây dựng hồ sơ của em đó. Vậy em cần chuẩn bị những gì, 5 yếu tố sau đây chính là 5 yếu tố quan trọng không thể thiếu. Yếu tố đầu tiên – kinh nghiệm nghiên cứu – cũng là yếu tố quan trọng nhất của bộ hồ sơ. Đương nhiên, em không thể nắm bắt rõ ràng chuyên môn mà tương lai sẽ tập trung vào, nhưng chắc chắn nếu em có nhiều kinh nghiệm nghiên cứu thì sẽ nắm bắt tốt hơn và hiểu tính chất công việc làm nghiên cứu hơn phần lớn những người chỉ nghĩ về ý tưởng đi học tiến sĩ mà thôi. Yếu tố thứ 2 là điểm GPA 4 năm đại học. Với bảng điểm thì hãy nhớ là các chương trình PhD họ muốn nhìn thấy rằng em đã học nhiều lớp trong lĩnh vực mà em muốn làm PhD. Kết quả học tập tốt sẽ chứng tỏ em có kiến thức nền tốt. Ba yếu tố tiếp theo lần lượt là thư giới thiệu, bài luận và điểm standardized tests. Chung quy lại, một bộ hồ sơ apply tiến sĩ là sự tổng hoà của nhiều yếu tố đặc biệt là học thuật và nghiên cứu; để chinh phục thành công ban tuyển sinh, em nên xác định mục tiêu và xây dựng lộ trình thật khoa học nhé.

Đứng trước hàng nghìn đơn ứng tuyển ập về mỗi năm, bộ phận tuyển sinh cao học thường tìm cách khoanh vùng giới hạn bằng cách sắp xếp phân loại ứng viên theo những nhóm họ muốn nhận và không muốn nhận. Vì vậy, sinh viên apply cần xây dựng personal branding (thương hiệu cá nhân) để truyền tải được mong muốn học tập của mình một cách rõ ràng dễ hiểu trong bộ hồ sơ ứng tuyển. Rất nhiều trường hợp apply tại HOLA tuy thành tích hồ sơ không quá vượt trội nhưng vẫn được nhận offer từ các trường TOP tại Mỹ như Harvard University, Northeastern University, Columbia University, University of Michigan, University of Rochester, Tufts University, …

Bước đầu tiên giúp em đưa ra quyết định chương trình cao học thích hợp với bản thân đó là xác định rõ mục tiêu nghề nghiệp trong tương lai. Tiếp đó, em có thể đầu tư bao nhiêu thời gian cho việc này? Bởi chương trình đào tạo thạc sĩ thông thường chỉ từ 1- 2 năm, còn tiến sĩ lên tới 5 – 7 năm. Sự khác biệt lớn về yếu tố thời gian này có ảnh hưởng đến kế hoạch cá nhân/ gia đình của em không, em có sẵn sàng đánh đổi trải nghiệm đi làm, kiếm tiền, sự thăng tiến… để đầu tư thời gian lên tới cả 5-7 năm cho việc này không? Ngoài ra thì yếu tố tài chính cũng là một vấn đề cần em làm rõ. Ví dụ như ở Mỹ, các chương trình đào tạo tiến sĩ thường trao các suất học bổng lớn hơn nhiều so với các chương trình thạc sĩ. Cụ thể một gói hỗ trợ tài chính cho chương trình PhD thường bao gồm 100% học phí và được thêm 1 khoản sinh hoạt phí cho tiền thuê nhà, ăn uống, bảo hiểm sức khoẻ… Với chương trình thạc sĩ thì sẽ rất ít các đài thọ này bởi các trường đại học chủ trương ưu tiên cho chương trình tiến sĩ.

Đăng ký ngay để được
tư vấn hoàn toàn miễn phí