DỊCH VỤ LẺ

(PS, CV, Thư giới thiệu,...)

Bên cạnh những gói dịch vụ Tư vấn du học trọn gói, HOLA Academy đưa ra những gói dịch vụ tư vấn từng phần trong bộ hồ sơ du học. Trong trường hợp Quý phụ huynh và các em học sinh quyết định tự apply hoặc đã apply qua trung tâm tư vấn du học khác nhưng vẫn cần một sự trợ giúp chuyên sâu ở một mảng nhất định, HOLA luôn sẵn sàng đồng hành bằng tất cả tâm huyết và chất xám của mình.  

Các dịch vụ tư vấn từng phần bao gồm: Dịch vụ Tư vấn Luận (PS & Supp); Dịch vụ Tư vấn Chọn trường; Dịch vụ Chữa, sửa Thư giới thiệu (Reclet/ LOR); Dịch vụ Tư vấn Kê khai tài chính; Dịch vụ Tư vấn hoàn thiện CV

Vai trò của Bài luận chính – Personal Statement (PS)

Bên cạnh các yếu tố như điểm SAT/ACT, IELTS/TOEFL, GPA – nhóm điểm chuẩn hoá thì Bài luận cá nhân (PS) là một yếu tố quan trọng, trong nhiều trường hợp mang tính quyết định, để Hội đồng tuyển sinh xem xét nhận/ cấp học bổng cho học sinh quốc tế. Đại học Mỹ nói chung đánh giá rất cao tiềm năng phát triển của học sinh. Việc học tập tốt là một trong những yếu tố quan trọng nhưng không phải là tất cả. Và bài PS là chính là cơ hội vàng để học sinh thể hiện một khía cạnh khác của bản thân, những giá trị không thể đo đếm được và cho thấy khả năng phát triển của mình trong tương lai.

Nội dung của Bài luận chính

Nội dung một bài PS có thể là bất cứ nội dung gì miễn là có thể làm rõ được con người, cá tính, suy nghĩ, thế giới quan… của người viết. Đó có thể là một bài thơ, một bộ ảnh, một đoạn film; tuy nhiên hầu hết học sinh đều lựa chọn hình thức bài luận – giới hạn 650 từ và Common App cũng gợi ý 7 topic để học sinh có thể viết bài PS của mình:

  • Một số học sinh có hoàn cảnh, thân phận, sở thích, tài năng đặc thù mà hồ sơ của họ không thể không đề cập tới. Nếu đó là em, hãy chia sẻ câu chuyện của bạn.
  • Bài học từ những khó khăn mà chúng ta gặp phải đôi khi vô cùng quan trọng với thành công sau này. Hãy nhớ lại một lần em đối diện với khó khăn, thử thách hoặc thất bại, điều đó đã ảnh hưởng và dạy em điều gì?
  • Hãy nhớ lại một lần em nghi ngờ và băn khoăn trước một niềm tin hoặc một lý tưởng. Điều gì đã tạo nên những băn khoăn, suy nghĩ đó của em, và cuối cùng em đã rút ra điều gì?
  • Hãy suy ngẫm về một việc người khác đã làm cho bạn mà khiến bạn bất ngờ hạnh phúc hoặc biết ơn. Lòng biết ơn này đã ảnh hưởng hoặc thúc đẩy bạn như thế nào?
  • Trình bày một thành tựu, một sự kiện hoặc một sự nhận thức đánh dấu một giai đoạn trưởng thành cá nhân hoặc một cách nhận thức khác về bản thân hoặc mọi người xung quanh.
  • Hãy miêu tả một chủ đề, một ý tưởng hoặc một nội dung thu hút tới nỗi làm em quên cả thời gian. Tại sao nó hấp dẫn em? Em sẽ tìm đến ai hoặc cái gì nếu muốn hiểu thêm về nó? Trình bày một bài luận với chủ đề tùy thích. Đó có thể là bài luận em từng viết,một lời hồi đáp.

Những lưu ý khi viết một Bài luận 

Phần khó nhất (và lại là phần nằm ngay ở bước đầu tiên của quá trình viết luận) chính là tìm ra ý tưởng (idea) của bài viết. Idea của bài luận cá nhân cần có sự tập trung – không lan man hoặc tham lam kể quá nhiều; sáng tạo – thể hiện được bản thân khác biệt với các hồ sơ khác; thu hút – gây hứng thú cho người đọc (ở đây là Hội đồng tuyển sinh); và rõ ràng. Thêm vào đó, mỗi bài luận đều có đặc trưng riêng ở cách khai thác vấn đề, cách hành văn, cách sử dụng từ hay tư duy ngôn ngữ… Do vậy cùng một idea nhưng mỗi bài PS lại tạo ra cảm giác khác nhau cho người đọc. Một bài PS thành công là sau khi đọc nó, ta có thể hình dung ra một phần con người của học sinh và hiểu được idea mà học sinh đó muốn truyền tải.

Để có được một bài PS hay, học sinh cần có sự hiểu biết thực sự về chính bản thân mình và, trong nhiều trường hợp, cần có tư duy phản biện. Đây là một trở ngại với các bạn học sinh Việt Nam khi đa số các bạn không được trải nghiệm nhiều, không hiểu rõ chính bản thân mình và chưa được rèn luyện tư duy phản biện. Các em cần có sự tự nghiền ngẫm, tìm tòi trải nghiệm đã có, hỏi tư vấn từ người thân, người lớn hoặc các chuyên gia tư vấn luận để hình thành phôi ý tưởng, sau đó sử dụng những kinh nghiệm và trải nghiệm của bản thân dần dần hình thành nên bài PS. Tuỳ vào phông văn hoá và kinh nghiệm sống của mỗi cá nhân, các em có thể mất nhiều tháng hoặc chỉ vài giờ; viết hàng chục lần hoặc chỉ vài lần; là đã hoàn thành xong bài PS của riêng mình.

Về Bài luận phụ – Supplementary Essays (Supp)

Khác với Bài luận chính, bài luận phụ (Supp) được từng trường đưa ra, có nội dung rõ ràng và yêu cầu lượng từ cũng đa dạng. Thường có 2 loại Supp chính: 

  • Supp ngắn: thường 100–300 từ; cá biệt có những trường đưa ra “câu hỏi khó” khi yêu cầu học sinh trả lời trong 50–75 từ. 
  • Supp dài: thường từ 500–1000 từ; những bài Supp này như một bài “PS thứ hai” tuy nhiên cách viết sẽ thay đổi tùy theo nội dung của bài. 

Đề bài của các trường thường hỏi về lý do lựa chọn trường/ chuyên ngành; điểm mạnh của bản thân phù hợp với môi trường/ tôn chỉ hoạt động của trường; những đóng góp của bản thân với cộng đồng… Với những trường thuộc TOP cao, sẽ có những đề bài riêng biệt với độ khó cao, đòi hỏi học sinh phải thể hiện kiến thức nền vững chắc và tư duy phản biện sắc bén.

Một trường có thể không có hoặc có nhiều luận phụ (tới 5 bài). Học sinh cần đọc kĩ đề bài, hiểu trường đang muốn tìm hiểu thêm khía cạnh nào của bản thân mình để trả lời đúng trọng tâm và có sự nhất quán với bài PS cũng như toàn bộ hồ sơ apply của mình.

CV (resume cá nhân) và Portfolio (hồ sơ nghệ thuật).

 

Resume cá nhân và Hồ sơ nghệ thuật – hay nghiên cứu khoa học, bài phân tích học thuật… là những phần không bắt buộc trong bộ hồ sơ du học.Tuy nhiên, trong trường hợp học sinh có nhiều thành tích nổi bật và khi khai hồ sơ trên common app/ các nền tảng khác chưa thể hiện được hết các thông tin của bản thân, việc đính thêm CV vào bộ hồ sơ sẽ tạo ưu thế cho bản thân học sinh apply với các bạn không có.

 

Một CV gây ấn tượng tốt cần rõ ràng, mô tả ngắn gọn, đủ ý và ấn tượng các thành tích, hoạt động ngoại khóa mà học sinh tham gia. Đối với Portfolio, học sinh cần lên ý tưởng và chuẩn bị về việc phô diễn những năng khiếu, kinh nghiệm và thành tích phù hợp nhất, sau đó sắp đặt chúng thật dễ hiểu và thu hút. Một Portfolio không đơn thuần là sản phẩm gửi tới nhà tuyển sinh, mà còn giúp học sinh thể hiện khả năng tổ chức, truyền thông và thuyết phục rằng bản thân chính là ứng viên phù hợp nhất mà hội đồng tuyển sinh đang cần.

Vai trò của thư giới thiệu

Trong quá trình chuẩn bị hồ sơ du học, học sinh thường có xu hướng đánh giá thấp tầm quan trọng của thư giới thiệu – đây là một sai lầm. Trên thực tế, thư giới thiệu quan trọng y hệt như các bài luận phụ và hoạt động ngoại khóa. Thư giới thiệu cung cấp nội dung cho hồ sơ của các em theo cách mà các thông tin khác không thể vì nó tạo cơ hội cho trường đại học nghe từ những người lớn đáng tin cậy trong cuộc sống của các em; về em là ai và điều gì khiến em tuyệt vời. Là người trưởng thành, người viết thư giới thiệu của em có lợi thế về mặt tuổi tác và kinh nghiệm. Vì vậy, họ có thể nói về em từ một góc nhìn mà em không thể nói về bản thân.

 

Học sinh có thể xin thư giới thiệu từ ai?

  • Counselor (số lượng 1 thư, bắt buộc): Các trường trung học ở Mỹ thường có các counselor – họ là những chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục, là người trực tiếp tư vấn và giúp đỡ học sinh trong tất cả khía cạnh từ học thuật, định hướng nghề nghiệp đến tâm sinh lí. Trong trường, counselor thường là người tiếp xúc trực tiếp với học sinh ở mức độ thân mật nhất, vì thế đối với các trường ở Mỹ thì counselor là người có cái nhìn sâu sắc về học sinh nhất. Bởi vậy thư giới thiệu của counselor là yêu cầu bắt buộc trong bộ hồ sơ du học. Mỗi học sinh chỉ có một counselor và thư giới thiệu của counselor sẽ được gửi chung đến tất cả các trường trong danh sách của ứng viên. Ở Việt Nam, đa phần các trường trung học không có vị trí riêng cho counselor, vì thế đa phần học sinh thường chọn counselor là giáo viên chủ nhiệm vì các thầy cô là người theo sát và gắn bó với các bạn lâu dài nhất. Nhưng cũng không có nghĩa là học sinh bắt buộc phải xin counselor recommendation từ giáo viên chủ nhiệm. Nếu các bạn tiếp xúc và làm việc với một thầy cô nào đó trong trường và cảm thấy thầy cô đó có thể đưa ra cái nhìn sâu sắc về con người của mình hơn giáo viên chủ nhiệm, học sinh hoàn toàn có thể hỏi xin thư giới thiệu từ giáo viên đó.
  • Giáo viên bộ môn (Số lượng 2-3 thư, không bắt buộc): Thông thường các trường sẽ yêu cầu từ ứng viên 2-3 thư giới thiệu từ giáo viên các bộ môn tự chọn. Giống như đối với counselor, học sinh nên xin thư giới thiệu từ những giáo viên có sự gắn bó lâu dài và tiếp xúc thường xuyên vì đây sẽ là những thầy cô thấu hiểu các bạn nhất (ưu tiên thêm các môn học có điểm cao và phù hợp với ngành học của mình).
    • Người giới thiệu khác: các trường có thể chấp nhận (thường là 1) thư giới thiệu từ người giới thiệu khác (tùy thuộc vào chính sách từng trường). Người giới thiệu khác có thể là: Giáo viên các bộ môn nghệ thuật (ví dụ các bạn học nhạc cụ hay múa).
    • Huấn luyện viên (cho các bạn tham gia các hoạt động thể thao).
    • Cha xứ (cho các bạn theo Công giáo).
    • Thành viên trong gia đình.
    • Cố vấn học tập đại học.
    • Giám đốc/ quản lý trực tiếp (nếu học sinh có một công việc).
    • Bạn bè…

Cách nhanh nhất để biết chắc chắn trường các em apply sẽ chấp nhận thư giới thiệu từ ai là kiểm tra trực tiếp trên hệ thống Common App của học sinh. Các em có thể tìm thấy thông tin này trong tab My Colleges> Tên trường> Recommenders and FERPA. Tại mục này học sinh sẽ nhìn thấy yêu cầu chi tiết của trường về thư giới thiệu.

 

Những lưu ý khi xin thư giới thiệu

 – Mỗi giáo viên chỉ được phép viết 1 thư giới thiệu.

 – Thư giới thiệu có thể xin của các thầy cô lớp 10,11,12 đều được, chỉ cần người đó là người hiểu về con người bạn nhất, không nhất thiết là phải xin của thầy cô lớp 12.

–  Thư được trình bày bằng tiếng Anh, có đầy đủ chữ ký/ con dấu của người giới thiệu (nếu trình bày bằng tiếng Việt bạn phải dịch thuật công chứng sang tiếng Anh).

–  Không có quy định là thư giới thiệu sẽ tối đa/ tối thiểu bao nhiêu trang, bao nhiêu chữ và cũng không có quy chuẩn về thụt dòng hay cách dòng. Nhưng học sinh có thể tham khảo cách trình bày: khoảng cách dòng đơn 1.15, font Time New Roman 12 pt cho thư in ấn & font Arial 11pt cho thư gửi qua email.

– Những thư giới thiệu được xin từ những cá nhân có học hàm càng cao và cá nhân có sức ảnh hưởng lớn thì càng có giá trị nhưng không có chiều ngược lại.

–  Số lượng thư giới thiệu là khác đối với mỗi trường, có những trường chỉ định giáo viên học sinh xin thư giới thiệu sẽ phải là giáo viên bộ môn nào (ví dụ có trường yêu cầu 3 thư giới thiệu từ giáo viên, trong đó có ít nhất 1 môn khoa học tự nhiên và một môn khoa học xã hội). Số lượng các trường đặt ra yêu như này không phổ biến nhưng các bạn phải lưu ý đối với những yêu cầu đặc biệt này trên website của trường để chuẩn bị tốt.

– Thư giới thiệu của counselor sẽ gửi từ tài khoản CA counselor, thư của recommendation thì sẽ được gửi từ tài khoản tương ứng trên CA.

Đơn xin hỗ trợ tài chính là gì?

Đối với học sinh quốc tế apply học bổng các trường Đại học ở Mỹ thì những vấn đề liên quan đến kê khai tài chính là một bước rất quan trọng. Ngoài việc phân biệt các loại học bổng, học sinh cũng cần phải tìm hiểu các form tài chính mà các trường chấp nhận. Hiện nay, có hai form khai tài chính phổ biến dành cho học sinh quốc tế là College Scholarship Service(CSS) và International Student Financial Aid Application (ISFAA). Ngoài ra,có một vài trường Đại học ở Mỹ sẽ sử dụng form riêng của trường, và yêu cầu thêm International Student Certification of Finances(COF).

 

Bước đầu tiên để xác định xem trường yêu cầu dùng form mẫu nào, học sinh cần vào website của trường, tra cứu thông tin tại các phần Admission, Financial Aid,… và xem trường yêu cầu mẫu nào. Học sinh phải nộp CSS hay ISFAA của College Board hay form riêng của trường? Trường có yêu cầu nộp thêm COF không?

 

Phân biệt CSS và ISFAA.

Tiêu chí

CSS Profile

ISFAA Form

Nội dung, vai trò

  • Là mẫu đơn xin hỗ trợ tài chính từ các trường đại học, cao đẳng tại Mỹ của sinh viên quốc tế.
  • Form được thiết kế chủ yếu để cung cấp cho các trường cao đẳng và đại học một cái nhìn sâu hơn về tài chính của một học sinh và gia đình. Bao gồm các câu hỏi về tình trạng tài chính của ứng viên và phụ huynh (thu nhập, tài sản, mức chi tiêu,…) và dựa vào đó để tính toán mức đóng góp dự kiến của gia đình.Từ đó các trường Đại học sẽ xác định gói hỗ trợ tài chính cho mỗi ứng viên.
  • CSS yêu cầu chi tiết hơn so với ISFAA.

Cách thức thực hiện

  • Khai form và gửi online. Hiện tại đã có tới gần 400 trường Cao đẳng/ Đại học và các chương trình học bổng tại Mỹ sử dụng form mẫu này.
  • Khi gửi hồ sơ,các em cần mã CSS Code của trường muốn gửi.
  • Thực hiện online qua website: cssprofile.collegeboard
  • In mẫu của College Board (cập nhật hàng năm), điền các thông tin trên form, scan, lưu dưới dạng file .pdf và gửi trực tiếp tới trường thông qua email hoặc portal.
  • Form mẫu tải về được đính link trên trang web của trường.

 

Phạm vi sử dụng

  • Dùng cho tất cả sinh viên quốc tế và sinh viên Mỹ. 
  • Được sử dụng nếu trường yêu cầu (được thông báo trên website chính thức của trường) và có tên trong danh sách các trường chấp nhận Hồ sơ CSS ở phần“College/Program Selection” trong CSS Profile.Tham khảo danh sách tại: (đây
  • Chỉ sử dụng cho riêng sinh viên quốc tế.
  • Được sử dụng nếu trường chấp nhận mẫu ISFAA (thông tin này phải được thông báo trên website chính thức của trường). Các trường không có tên trong danh sách các trường chấp nhận Hồ sơ CSS trong CSS Profile thường sẽ chấp nhận ISFAA của College Board hoặc dùng form riêng.

Yêu cầu khai mức chi trả tối thiểu gia đình

Không

Phí gửi

  • Mất phí.
  • Lệ phí nộp đơn là 25 với lần gửi cho trường đầu tiên và 16/lần cho mỗi trường tiếp theo.
  • Miễn phí.
  • Ứng viên có thể email trực tiếp cho Hội đồng tuyển sinh của từng trường hoặc upload trực tiếp thông qua portal cập nhật tình trạng hồ sơ (Application Status)của trường.

 

Thời gian mở

Mỗi năm,vào ngày 1/10 hệ thống CSS Profile sẽ reset lại và mở đơn đăng ký cho năm học mới để các ứng viên có thể cập nhật các thông tin tài chính mới nhất.

Mẫu ISFAA cho mùa apply

mới sẽ được cập nhật trên

website của trường.

 

Thời gian đóng

Mỗi trường sẽ đặt ra thời hạn deadline riêng cho mỗi kỳ nộp đơn. Nhưng bạn nên nộp không muộn hơn ngày nộp đơn ưu tiên của trường (Priority Filing Date).

Sau khi hết hạn nộp hồ sơ Common App vẫn có thể gửi bổ sung ISFAA qua email hoặc upload trực tiếp bản scan qua student portal.

Số trường gửi

Không giới hạn

Không giới hạn

Độ linh hoạt

CSS là form khai tài chính thực hiện online.Các thông tin đã khai trên form CSS thì không THAY ĐỔI ĐƯỢC một khi đã gửi đi cho trường đầu tiên.

ISFAA là form khai offline

được gửi riêng lẻ cho từng

trường, học sinh có thể TÙY

CHỈNH theo nhu cầu cá nhân

của từng trường.

 

Các giấy tờ phụ huynh cần chuẩn bị khi chứng minh tài chính.

 

Xác nhận thu nhập/ lương hưu của bố & mẹ: bản tiếng Anh hay song ngữ, mỗi bố mẹ cần cung cấp 1 bản. HOLA có thể cung cấp mẫu và hướng dẫn chuẩn bị. Các bố mẹ có công ty riêng có thể sẽ không cần làm xác nhận lương. HOLA sẽ hướng dẫn cách kê khai và tư vấn các trường hợp đặc biệt, có khó khăn khi xác nhận thu nhập. Thường các trường sẽ cho phép scan các giấy tờ tài chính và gửi qua email tới văn phòng xét duyệt tài chính. Nên xin xác nhận này vào đầu/ giữa tháng 10 hoặc khoảng 1 tháng trước vòng nộp hồ sơ đầu tiên.

 

Xác nhận số dư tài khoản ngân hàng: xin bản tiếng Anh hay song ngữ từ ngân hàng bố mẹ có tài khoản thanh toán/ sổ tiết kiệm. Nên xác nhận gần ngày nộp hồ sơ (1-2 tuần trước nộp hồ sơ). Trường thường yêu cầu xác nhận có tối thiểu 1 năm mức đóng góp tài chính dự kiến cho trường. Học sinh HOLA thường xác nhận luôn số tiền đủ cho 2 năm đầu. Các cố vấn sẽ hướng dẫn các gia đình cụ thể về số tiền nên xác nhận tùy điều kiện gia đình. Nếu có khó khăn gì trong việc gửi tiết kiệm, gửi tiền vào tài khoản thanh toán, xử lý thủ tục ngân hàng, các phụ huynh có thể chủ động liên hệ HOLA để được tư vấn. Xác nhận số dư lấy từ các ngân hàng nước ngoài hay Việt Nam có giá trị ngang nhau. Loại tiền tệ không nhất thiết là tiền đôla Mỹ mà có thể là tiền Việt hay các ngoại tệ khác – có thể báo kèm tỷ giá quy đổi, tương đương với bao nhiêu ngàn đôla Mỹ là được.

 

Lưu ý: Các gia đình không xin hỗ trợ tài chính thì không cần nộp đơn xin hỗ trợ nhưng phải nộp cho trường xác nhận thu nhập và xác nhận số dư tài khoản, chứng minh đã có sẵn số tiền đủ cho ít nhất 1 năm học đầu tiên.

TIÊU CHÍ CHỌN TRƯỜNG

 

Du học Mỹ đối với các em học sinh là một “giấc mơ”, một cơ hội trải nghiệm để mở rộng thế giới quan, để học hỏi và trưởng thành. Nhưng ở phương diện tài chính, với một khoản chi phí không hề nhỏ đều đặn qua các năm, có thể coi đây là một sự đầu tư – đầu tư cho tương lai con em chúng ta. Chính vì vậy, việc chọn trường nên được thực hiện một cách kĩ lưỡng, được tư vấn bởi chuyên gia giàu kinh nghiệm và quan trọng nhất là dựa trên nguyện vọng và năng lực của học sinh apply.

 

Ở HOLA,đội ngũ tư vấn chú trọng nhất với 5 tiêu chí sau:

  1. Chọn trường phù hợp với năng lực học tập của học sinh.
  2. Chọn trường trong khả năng tài chính của gia đình.
  3. Chọn trường nằm trong sức với của học sinh.
  4. Chọn trường có cơ hội cao về nghề nghiệp hoặc định cư.
  5. Chọn trường trong tương quan chất lượng (của chính trường đó) theo thời gian.

4 NHÓM TRƯỜNG CHÍNH THEO HỆ THỐNG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI MỸ 

 

Mỹ là một trong những quốc gia có nền giáo dục được đánh giá phát triển và tiên tiến nhất thế giới; bằng tốt nghiệp tại Mỹ có giá trị hơn hẳn so với nhiều quốc gia khác. Đặc biệt, đối với hệ thống giáo dục bậc đại học, ở Mỹ có khoảng gần 4000 trường đại học, cao đẳng trải rộng trên các vùng, bang. Và hiện nay phổ biến nhất có 4 nhóm trường như sau:

 

  1. Đại học Quốc gia (National University)

National University là hệ thống trường quốc gia đào tạo theo chiều rộng, bao gồm các ngành học đa dạng từ bậc đại học (undergraduate), thạc sĩ (master’s degree) đến tiến sĩ (doctoral degree). Nhiều National University đầu tư chuyên sâu về nghiên cứu khoa học và học thuật, được chính phủ đài thọ các đề tài nghiên cứu. Ngoài ra, các National University cũng có một nhiệm vụ ngầm là nghiên cứu ra các đề tài mang tính thực tiễn cao cũng như có tầm cỡ thay đổi thế giới (ground breaking researches).

 

  1. Đại học Giáo dục khai phóng (Liberal Arts College)

Khái niệm Liberal Arts bắt nguồn từ quan điểm giáo dục Châu Âu, nhằm đào tạo các nhà lãnh đạo có kiến thức rộng về nhiều mặt và có khả năng gây ảnh hưởng lên số đông nhờ khả năng truyền đạt thông tin vô cùng hiệu quả dựa trên kiến thức đa dạng của mình. Quan điểm giáo dục Liberal Arts cho rằng phần lớn các kiến thức đào tạo trong trường sẽ được đào tạo lại khi bắt đầu đi làm và điều quan trọng là sinh viên được đào tạo tư duy sắc sảo cùng khả năng viết và giao tiếp tốt.

 

Như vậy, chương trình Liberal Arts không đi sâu vào một ngành nghề (specialization) nào mà tập trung vào đào tạo tư duy và cách suy nghĩ của học sinh. Liberal Arts bao gồm các môn khoa học tự nhiên và xã hội như Toán, Vật lý, Tâm lý, Xã hội học, Kinh tế học… Các trường đại học giảng dạy theo chương trình Liberal Arts và chỉ tập trung vào đào tạo bậc đại học (undergraduate). Các trường đại học Liberal Arts lấy sự phát triển tư duy toàn diện của học sinh làm tiêu chí giảng dạy chứ không phải là các ngành học chuyên sâu. Tuy nhiên, học sinh của các trường đại học Liberal Arts sẽ có một định hướng ngành học rõ ràng (concentration/ major), thường là sau năm thứ nhất hoặc thứ hai.

 

  1. Đại học khu vực (Regional University)

Các trường đại học khu vực (cấp vùng) thường đào tạo bậc đại học và thạc sĩ; chỉ có một số ít các trường đào tạo tiến sĩ. Các trường đại học vùng cũng tồn tại trường công và trường tư, nhưng số lượng trường công nhiều hơn số lượng trường tư; được chia làm 4 khu vực chính của Mỹ: Bắc, Nam, Tây ,và Trung Tây (North, South, West, Midwest).

 

Đại học vùng thường tập trung đào tạo sinh viên đến từ các vùng lân cận. Vì vậy, đa số sinh viên đã tốt nghiệp hay đang theo học sẽ làm việc hay thực tập ở khu vực xung quanh trường (trong cùng một thành phố, vùng hoặc bang).

 

  1. Cao đẳng cộng đồng(Community College)

Cao đẳng cộng đồng là hệ thống các trường có chương trình đào tạo văn hóa, đào tạo nghề trong thời gian 2 năm, chương trình cao đẳng cộng đồng giống như mô hình cao đẳng nghề 3 năm tại Việt Nam. Mô hình này phổ biến đối với sinh viên Mỹ & sinh viên quốc tế có kết quả học tập trung bình khá muốn thử sức và tìm cơ hội định cư tại Mỹ. Ở Việt Nam, chương trình cao đẳng cộng đồng tuyển sinh khá phổ biến bởi yêu cầu hồ sơ trường Mỹ thấp (không yêu cầu SAT/ACT, nhiều trường thậm chí không đòi TOEFL hay IELTS hoặc điểm yêu cầu rất thấp).

 

Chi phí thường không cao. Học phí thông thường ở mức 7,000−12,000/năm, nếu cộng thêm các chi phí ăn ở, tiêu vặt, bảo hiểm… thì tổng sẽ xấp xỉ 18,000–22,000/năm. Tuy nhiên, vì chi phí đã thấp nên thường không có học bổng. Sinh viên có thể nộp tiếp/ được chuyển tiếp sang một số trường đại học có chương trình liên kết, học 2 năm nữa để lấy bằng cử nhân. Khi chuyển tiếp thường hiếm khi/ không được hỗ trợ tài chính cho 2 năm cuối. HOLA không gửi hồ sơ học sinh ở nhóm trường này.

 

CÁC KỲ NỘP HỒ SƠ ĐẠI HỌC TẠI MỸ

 

Các trường Đại học Mỹ có những đợt tuyển sinh khác nhau. Số đợt tuyển sinh/ hình thức tuyển sinh phụ thuộc vào từng trường, học sinh nên tìm hiểu cụ thể những trường mình muốn nộp đơn để biết rõ mình có thể nộp đơn vào những thời gian nào và những quy chế đi kèm là gì. Phần lớn học sinh mong muốn nhập học vào kỳ học mùa thu (tháng 8-9 hàng năm).

    

HOLA khuyến khích học sinh tích cực chuẩn bị hồ sơ sớm và nộp hồ sơ sớm nhất có thể để tăng cơ hội được nhận và đạt được mức hỗ trợ tài chính tốt nhất. Phần lớn các trường ĐH nhận tới hay nhiều hơn tổng số chỉ tiêu tuyển sinh ở các vòng hồ sơ sớm và cũng thông báo luôn cho các học sinh này kết quả hỗ trợ tài chính/ trao học bổng. Tỉ lệ chọi ở các vòng nộp hồ sơ sớm thường cũng thấp hơn. Ví dụ, ở một số trường, tỉ lệ chọi giữa các học sinh Việt Nam với nhau có thể là 1:10 ở vòng sớm nhưng là 1:100,1:200 ở vòng thường. Thậm chí, có một số trường gần như chỉ tuyển học sinh Việt Nam và hỗ trợ tài chính ở vòng ED1, ED2 và không còn chỉ tiêu, ngân quỹ cho vòng thường RD. Học sinh HOLA chỉ thường không nộp vòng sớm nếu các kết quả thi tiếng Anh, chuẩn hóa chưa đạt chuẩn, muốn đợi thi thêm tháng 12, tháng1, hay khi học sinh chưa chọn được trường mình thực sự yêu thích và cũng không có áp lực nhiều về tài chính, muốn đợi đến vòng RD để chọn lựa một thể.

   

Về thông tin cụ thể của từng đợt nộp hồ sơ đại học tại Mỹ, Quý phụ huynh và các em học sinh vui lòng email hoặc inbox website/ fanpage để nhận được tư vấn chi tiết.

Các dịch vụ khác

Du học nghệ thuật (bậc đại học)

Tìm internship và/hoặc job tại Mỹ, Canada, Úc