[DIGITAL SAT]: KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ “STAGE-ADAPTIVE”

Cùng HOLA tìm hiểu rõ hơn về cách thức ra đề và chấm điểm của bài dSAT 2023 nhé!

🍁Tính năng điều chỉnh (adaptive) của bài dSAT giúp thu gọn bài thi hơn nhiều so với SAT giấy.
🍁Khi học sinh kết nối app Bluebook với internet và bắt đầu làm bài kiểm tra, ứng dụng sẽ tải ba bộ câu hỏi (3 modules) của mỗi phần Đọc-Viết và Math xuống thiết bị sử dụng kiểm tra.
🍁Mỗi phần được chia thành hai modules, cụ thể:
Đọc & Viết bao gồm hai modules, mỗi module gồm 27 câu hỏi trong 32 phút.
Toán bao gồm hai modules, mỗi module gồm 22 câu hỏi trong 35 phút.
🍁Tất cả học sinh làm bài kiểm tra theo thứ tự sau: Đọc & Viết Module 1, Đọc & Viết Module 2, Break, Toán 1 Module 1, Toán Module 2.

Khác với GMAT là question-adaptive, tức là câu hỏi sau sẽ thích ứng dựa theo khả năng trả lời câu hỏi trước của thí sinh, dSAT sử dụng stage-adaptive giống như GRE. Theo đó dSAT sẽ chỉ điều chỉnh một lần từ Module 1 sang Module 2 cho cả Đọc & Viết và Toán. Điều này một mặt giúp tránh tối đa khả năng cheating (lộ đề, bàn bài, v.v.), mặt khác vẫn giữ được cho học sinh khả năng skip hoặc mở lại những câu hỏi trong cùng một module khi làm bài.

Module 1 của mỗi phần không phải là phần thích ứng (độ khó của module 1 sẽ không “thích ứng” với khả năng của học sinh) và Module 1 có đầy đủ các câu hỏi từ dễ, vừa tới khó.

Khi thí sinh làm xong Module 1, bài kiểm tra sẽ chọn trong 2 bộ câu hỏi (module) còn lại đã tải về thiết bị với độ khó phù hợp: một module sẽ dễ hơn mức trung bình và module còn lại sẽ khó hơn mức trung bình. Sự thay đổi độ khó này sẽ giúp xác định điểm chính xác với một lượng câu hỏi ít hơn.

Hình trong post là ví dụ minh họa cho Stage-Adaptive phần Math. Ở Module 1, thí sinh trả lời 22 câu hỏi với level được sắp xếp theo thứ tự Dễ-Trung bình-Khó (trong đó rải rác random 2 câu không tính điểm và những câu Grid-in là tự điền đáp số thay vì trắc nghiệm). Dựa vào mức độ làm bài ở Module 1, phần mềm Bluebook sẽ tính toán giữa 2 bộ câu hỏi: bộ 1 dễ hơn trung bình với ngưỡng điểm 200-600 (nghĩa là thí sinh tối đa được 600 điểm Math), và bộ 2 khó hơn trung bình với ngưỡng điểm 450-800 (tối đa được 800 điểm Math). Ở Module 2, các câu hỏi tiếp tục được sắp xếp từ dễ tới khó.

📍CÁC THÔNG TIN KỸ THUẬT LIÊN QUAN TỚI “STAGE-ADAPTIVE”
Chỉ tính số câu đúng/sai đơn giản không có ý nghĩa mấy đối với bài kiểm tra adaptive, có nghĩa là học sinh sẽ không bao giờ tìm ra mình đã trả lời đúng hay sai bao nhiêu câu hỏi trong đề thi. Học sinh sẽ không biết chính xác điểm của mình được algorithm của máy tính xác định như thế nào. Một curve điểm được công bố chung như trước đây cũng chẳng còn giá trị nữa khi mỗi người đã làm một bài kiểm tra khác nhau.


📎Học sinh sẽ không được cấp quyền truy cập vào bài thi của mình, vì College Board sẽ sử dụng lại một số bài trong tương lai. Thay vì phát hành 3 bài kiểm tra thật mỗi năm thông qua Dịch vụ QAS như trước đây (dịch vụ cho phép thí sinh mua lại đề mình đã thi để review), College Board sẽ công bố các bài sample tests bổ sung định kỳ.


📎Mỗi module sẽ có 2 câu hỏi không chấm điểm. 2 câu ở Module 1 sẽ không được dùng để xác định độ khó dễ cho Module 2 cũng như sẽ không được tính vào tổng điểm. College Board thiết kế những câu hỏi này để thu thập dữ liệu về hiệu suất của thí sinh để đưa vào các bài kiểm tra trong tương lai. Ở bài thi SAT cũ, College Board thiết kế phần thử nghiệm này ở phần thứ năm. Tuy nhiên học sinh không biết câu hỏi nào không được tính điểm.


📍Vẫn còn phải xác định: College Board hiện đang tham gia vào các nghiên cứu thí điểm để xác định phương pháp tính điểm tốt nhất. Một khả năng là họ sẽ sử dụng cách tính điểm dựa trên quyền lợi, tức là kiểm đếm đúng sai đơn giản, để xác định bộ câu hỏi nào sẽ cung cấp cho học sinh ở Module 2. Ví dụ, họ có thể nói rằng cứ đúng hơn 12 trên 20 câu ở Module 1 thì sẽ nhận bộ câu hỏi khó hơn ở Module 2. Một khả năng khác là họ sẽ sử dụng một hình thức tính điểm gọi là Lý thuyết phản hồi (Item Response Theory). Theo lý thuyết này, College Board sẽ gán mác trọng số (weights) khác nhau cho từng câu hỏi. Họ thậm chí có thể cho các trọng số khác nhau dựa trên score level. Lý thuyết này có thể vẽ ra một bức tranh tối ưu cho câu chuyện sử dụng câu hỏi hay trọng số nào là phù hợp nhất để đặt học sinh vào một phạm vi điểm số cụ thể, nhưng đây là một mô hình phức tạp hơn.
HOLA ACADEMY – MỞ CÁNH CỬA RA TOÀN THẾ GIỚI

Bài viết khác

Đăng ký ngay để được
tư vấn hoàn toàn miễn phí